1. Mình chưa từng học thiền bao giờ vậy có thể sử dụng app không?
Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng app thiền dù chưa từng học thiền. App thiền được thiết kế dành cho tất cả mọi người, với những nội dung cơ bản kèm lời dẫn, chỉ cần nghe theo lời dẫn là bạn hoàn toàn có thể thiền được. Nội dung các bài thiền phù hợp với nhiều độ tuổi và nhu cầu để bạn lựa chọn. Ngoài ra, app có một số bài cơ bản không thu phí bạn có thể dùng thử.
2. Đang học Thiền theo trường phái khác thì thiền theo app có được không?
Du là trường phái nào thì thiền đơn giản là quay lại kết nối với bản thân và ý thức ở thực tại: tôi-ở đây-bây giờ. Các bài trong app Thiền Đương Đại không xung đột với các trường phái khác và không mang tính tôn giáo. Với cách thức thiền đơn giản, các bài thiền đưa bạn quay trở lại hơi thở, tìm lại sự tĩnh tại và bình yên trong nội tâm. Bạn hoàn toàn có thể duy trì cách thức thiền mà bạn đã học được trước đó và kết hợp với các bài thiền trên app mà không gây ra sự mâu thuẫn nào.
3. Khi mới thiền lần đầu mình rất xúc động và tự nhiên khóc nức nở như vậy có bình thường không?
Trả lời: Đó là những biểu hiện rất bình thường vì thiền là lúc bạn quay trở lại với bản thể của mình, chạm lại vào những cảm xúc bên trong để vỗ về chính mình. Khởi lên một cảm xúc nào đó trong lúc thiền đều là một tín hiệu tốt để bạn tự chữa lành và giải phóng các cảm xúc tiêu cực.
4. Bài thiền cân bằng năng lượng khi thiền mình thường bị căng cứng hoặc nhức mỏi một hay vài vùng luân xa trên cơ thể như thế có bình thường không? Làm thế nào để không bị đau hay khó chịu sau đó?
Trả lời: Bài thiền cân bằng năng lượng sử dụng nguyên lý rung động của âm thanh và sự tập trung của tâm trí để làm sạch và cân bằng lại năng lượng tại các vùng luân xa trên cơ thể. Vì thế, có thể một số vùng cơ thể bị mất cân bằng đang được điều chỉnh lại gây ra các cảm giác căng, tức… Bạn nên tiếp tục thiền bài này thêm nhiều lần nữa, quan sát cảm giác ở những vùng đó mà không phán xét hay phân tích… dần dần cơ thể sẽ được cân bằng.
5. Trong app có nhiều bài thiền vậy bài thiền nào thì phù hợp với những hoàn cảnh nào?
Trả lời: Tất cả các bài thiền đều được thiết kế phù hợp đa số người dùng nên bạn có thể chọn bất kì bài thiền nào tùy thích.Bạn có thể thiền liên tục những bài bạn cảm thấy thích và quay lại sau với những bài bạn chưa thấy phù hợp. Ngoài ra, mỗi bài thiền đều có hướng dẫn được post trên fan page hoặc blog của App Thiền Đương Đại, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về các bài thiền với mục tiêu của chúng.
6. Một số bài thiền mình thường xuyên ngủ gật, một số thì không. Như vậy có bình thường không và nên khắc phục thế nào?
Trả lời: Khi bắt đầu thiền bạn không nên thiền khi cơ thể quá mệt mỏi hoặc thiếu ngủ. Bạn nên chọn cho mình khoảng thời gian ít bị làm phiền, cơ thể sảng khoái và thiền với những bài thiền ngắn từ 10 phút đến 15 phút. Lặp đi lặp lại hoạt động này nhiều lần giúp cơ thể cân bằng sẽ khiến bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Từ đó các hoạt động trong ngày bao gồm cả hoạt động thiền cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
7. Mình hay bị lo lắng và sợ hãi khi thiền vào buổi tối, điều này có bình thường không?
Trả lời: Quá trình thiền là lúc bạn thực hành quan sát thân và tâm. Thân là những cảm giác trên cơ thể vật lý như đau nhức, ngứa ngáy. Tâm là những cảm xúc bên trong như những nỗi sợ, bất an mà lâu nay chúng ta không dám đối mặt như sợ cô đơn, sợ bị tấn công, sợ ma… Vì thế, vào buổi tối cơ thể vật lý của bạn thường mệt mỏi hơn sau một ngày dài làm việc, tinh thần cũng vì thế mà mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi hơn. Khi mới bắt đầu thực hành thiền, bạn nên chọn cho mình không gian và thời gian giúp bạn cảm thấy dễ dàng và an tâm nhất như thiền vào buổi sáng, ngồi trong một không gian quen thuộc… Dần dần khi cơ thể quen với việc thiền hơn thì có thể điều chỉnh không gian và thời gian tùy theo sở thích, hoàn cảnh và mong muốn của bạn.
8. Mình có thể thiền một ngày nhiều bài thiền được không?
Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể thiền nhiều bài trong ngày nếu như hoạt động thiền phù hợp với lịch trình đời sống của bạn.
9. Mình có thể thiền một bài trong nhiều ngày liên tiếp được không?
Trả lời: Hoàn toàn được. Mỗi bài thiền được thiết kế để bạn quan sát một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của bạn nên có thể cần nhiều thời gian để kết nối và chăm sóc những cảm xúc bên trong mà lâu nay bạn luôn kìm nén hoặc chưa thể nhận ra nó.
10. Có rất nhiều bạn khi thiền thì nhận ra rất nhiều cảm xúc, thấy rất nhiều vấn đề được khơi thông nhưng mình chẳng “thấy” gì cả, như thế có bình thường không?
Trả lời: Bạn hoàn toàn bình thường. Cơ thể chúng ta vốn rất thông minh, bạn luôn có câu trả lời phù hợp nhất với sự phát triển của chính bạn. Những người “thấy” nhiều không có nghĩa là họ giỏi hơn và ngược lại. Những gì xuất hiện đều là điều tốt nhất cho hành trình phát triển của chính bạn.
11. Mình có thể nằm hay ngồi trên ghế để thiền được không? Có nhất thiết phải ngồi khoanh chân theo tư thế bán kiết hay kiết già thì mới thiền được không?
Trả lời: Không nhất thiết bạn phải ngồi theo bất kì tư thế nào cả, nhưng chú ý rằng tư thế nằm chỉ nên dùng với một số bài được thiết kế tư thế đó vì khi nằm bạn rất dễ rơi vào trạng thái ngủ. Bạn có thể ngồi trên ghế, trên sàn… miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn không có vấn đề nào đặc biệt như đang điều trị bệnh, mang thai…. thì tư thế ngồi khoanh chân, xương sống dựng thẳng giúp cho cơ thể dễ dàng thả lỏng, khí huyết lưu thông và dễ dàng thiền hơn.
12. Mình có đọc rất nhiều phản hồi rằng một số bài thiền giúp hỗ trợ sức khỏe tốt như chữa được bệnh, giúp loại bỏ đau nhức vào chu kì kinh nguyệt… Tuy nhiên mình không thấy như vậy. Vậy mình thiền có đúng không?
Trả lời: Thiền không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nếu bạn có bất kì vấn đề nào về sức khỏe bạn nên thăm khám bác sĩ. Thiền đều đặn hằng ngày giúp bạn kết nối với cơ thể, dành thời gian quan sát thân và tâm từ đó cơ chế tự chữa của cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn, hệ miễn dịch sẽ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thiền chữa được hoàn toàn tất cả bệnh tật của bạn.