Tâm lý, Zen

TÂM PHÂN BIỆT

TÂM PHÂN BIỆT

Ở lớp của mình dạy có một phần nói về tâm phân biệt. Một trong những điều gây đau khổ cho con người là cứ cố gắng phân biệt phải-trái, đúng-sai, thiện-ác.

Nhưng chẳng có gì là tuyệt đối cả.
Một người gây đau khổ cho bạn, nhưng vì thế mà bạn nhận ra các vấn đề của bản thân mình, bạn thay đổi, bạn bước qua những giới hạn… thì hành động của người đó chưa chắc đã là ác, đó là một hành động thiện.
Khi bạn yêu thương, giúp đỡ và bao bọc cho ai đó, bạn nghĩ rằng bạn đang làm việc thiện, nhưng rất có thể chính vì vậy mà bạn tước đi cơ hội được thử thách, trải nghiệm, vượt qua của họ… thì đó cũng là một điều ác.
Khi một người gây ra tội ác, rất có thể vì tội ác đó mà mọi người phải nhìn lại bản thân mình, nhìn lại mối quan hệ của mình, hay trân quý cuộc sống… vậy thì tội ác đó cũng có thể mang cả tính thiện.
Một người có lý tưởng về một thế giới tốt đẹp, muốn loài người tiến lên nhưng vì thế mà gây ra biết bao tổn hại, chết chóc… vì thế đúng-sai, thiện-ác rất tương đối.

Đức Phật Thích Ca sau khi ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề và giác ngộ, đã nhìn lại hàng ngàn kiếp sống của mình, thấy mình có kiếp sống là nạn nhân, cũng có kiếp sống là hung thủ, có kiếp sống đóng vai thiện, cũng có kiếp sống đóng vai ác… nhưng tất cả chỉ là tương đối. Nếu cứ mãi phán xét, phân biệt đúng sai như vậy thì sẽ vẫn mãi kẹt trong vòng luân hồi, vẫn mãi khổ. Vì thế mà Đạo Phật là con đường trung đạo, là tâm không còn phân biệt.

Điều này trong thế giới quan của tôi là hoàn toàn đúng, hoàn toàn hợp lý, không có nghĩa là bạn cũng phải nhận thức như tôi. Cái tôi cho là sai lè lè nhưng không hiểu sao bạn vẫn làm, vẫn tin… vì tôi không hiểu câu chuyện của bạn là gì, bạn đã từng trải qua điều gì, lúc đó cảm xúc hay niềm tin, định kiến nào đang chi phối bạn. Vì thế nếu nhất quyết đôi co ai đúng ai sai chỉ thêm mâu thuẫn chứ không mang đến hiệu quả.

Vậy nếu đúng-sai, thiện-ác chỉ là tương đối thì tôi nên làm gì?
?Hoặc là chẳng làm gì cả. Làm thinh. Vô vi. Không cần tác động gì cả và để thế giới tự vận hành. Lặng yên quan sát để thấy nguyên lý của sự vận hành và rồi nhận ra cái sự vận hành đó nó vĩ đại và hợp lý vãi cả chưởng và từ bỏ sự lo lắng.
?Hoặc là hãy làm những gì trái tim mình thôi thúc. Cứ hành động. Nhưng đừng căng thẳng về kết quả, đừng bám chấp vào mục tiêu. Làm đơn giản vì bạn muốn làm. Vậy thôi. Làm tốt phần của mình, đừng căng thẳng lo hộ thêm cho người khác.

Chẳng có gì là đúng, là sai, là xấu, là tốt.
Nó là thế!

Author


AvatarAvatar

Huong Ann

Sáng lập Thiền Đương Đại Giảng viên thiền (chứng nhận Mindfulness-Based Cognitive Therapy) Trị liệu, chữa lành đứa trẻ bên trong Điều phối các workshop nhận thức về bản thân Tham vấn chuyên nghiệp (Certified Professional Coach)