Tâm lý, Yeu

TẠI SAO CHÚNG TA DỄ NỔI NÓNG VỚI NGƯỜI THÂN HƠN NGƯỜI XA LẠ?

TẠI SAO CHÚNG TA DỄ NỔI NÓNG VỚI NGƯỜI THÂN HƠN NGƯỜI XA LẠ?

Có nhiều lý do để ta dễ nổi nóng với người thân hơn người ngoài/ người lạ:

?Vì ta biết người đó sẽ luôn ở bên ta, người đó sẽ vẫn yêu và không bỏ ta, nên những bực dọc căng thẳng dồn nén khi ta xã giao với người ngoài, ta sẽ xả ra với người thân. Đó cũng chính là lý do trẻ con hay bị mắng, đánh, bị trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau… vì người bố người mẹ biết rằng dù có trút giận lên đứa trẻ thế nào, nó vẫn ở đó, yêu mình, cần mình. Người phụ nữ hay đàn ông bị lệ thuộc trong mối quan hệ cũng thế, vì đối phương biết rằng bạn cần họ, bạn không thể độc lập, không dám rời đi nên họ mới mạnh dạn đối xử với bạn như vậy. Do vậy nếu bạn là nạn nhận, hãy học cách độc lập. Còn nếu bạn là người trút giận, hãy xem lại bản thân.

?Vì ta không đề phòng với người thân. Nếu người ngoài nói ta không tốt, thì ta kệ, chẳng quan tâm, nhưng nếu người thân nói ta không tốt thì ta rất giận. Với người ngoài, người xa lạ, ta đã dựng lên một rào chắn phòng thủ, ta đã lường trước để đỡ lấy những lời gây tổn thương đó. Nhưng với người thân, ta vốn không hoặc không muốn dựng rào chắn với họ, ta muốn họ cùng phe với mình, ta nghĩ họ sẽ hiểu mình, ta không đề phòng gì cả, vì vậy sự tổn thương lớn hơn và ta giận dữ. Dù có thể người thân không cố ý làm ta tổn thương, họ cũng đang có những căng thẳng, rối bời của họ và có thể cũng chẳng hiểu ta đang muốn hay cần gì. Trong trường hợp này, hãy nói ra cảm xúc của mình: “khi nghe thấy anh nói như vậy, em cảm thấy tổn thương, em buồn…”, “em muốn mỗi khi em… anh sẽ giúp em… (ôm em, an ủi em…)… anh có thể giúp em được không?

?Vì ta cho rằng: đã là người thân THÌ PHẢI…, đã là người yêu THÌ PHẢI…, đã là bố mẹ THÌ PHẢI…, là con THÌ PHẢI…
Phải hiểu, phải bênh, phải nói lời ngọt ngào, phải công nhận, phải yêu thương… Nhu cầu của ta cũng chính đáng thôi, nhưng bạn cũng cần nói, cần chia sẻ để người kia có thể hiểu bạn, biết bạn cần gì. Đồng thời, bạn cũng cần xem mình CẦN PHẢI làm gì với đối phương. Thường trong mối quan hệ, những thiếu hụt của người kia dành cho mình cũng là những điều mình không cho người kia.
Trong nhiều workshop của mình, khi có học viên tâm sự rằng: “mẹ em không hiểu em”, câu hỏi thường là: “em có hiểu mẹ em không?”. “Mẹ em không bao giờ công nhận em!”, “Em có công nhận mẹ không? Hay đã bao giờ thể hiện hay nói ra điều gì để mẹ em biết em công nhận mẹ chưa?”

Hãy giao tiếp bằng ngôn ngữ phi bạo lực để thông điệp từ trái tim đến được với trái tim bạn nhé! ^^

Author


AvatarAvatar

Huong Ann

Sáng lập Thiền Đương Đại Giảng viên thiền (chứng nhận Mindfulness-Based Cognitive Therapy) Trị liệu, chữa lành đứa trẻ bên trong Điều phối các workshop nhận thức về bản thân Tham vấn chuyên nghiệp (Certified Professional Coach)