Nổi bật, Tâm lý, Yeu

Những gì nhạy cảm và tinh tế đều rất mong manh và dễ bị tổn thương. Bạn sẽ thấy những phần nhạy cảm và tinh tế nhất trên cơ thể chúng ta đều mong manh, sự nhạy cảm đòi hỏi một mức độ mềm yếu và dễ tổn thương nếu không được bảo vệ. Ví dụ như: tròng mắt, màng nhĩ, nụ vị giác, hay các dây thần kinh, mạch máu… Bạn không thể khiến những phần đó phải “rắn” hơn, “cứng” hơn để chúng tự bảo vệ mình, vì như vậy thì chẳng còn những cảm nhận tinh tế.

0

Nổi bật, Tâm lý, Yeu

Khi bạn mới gặp một người, từ trạng thái tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá và thấy những điều thú vị ở nhau… chuyển sang người đó cho tôi được cái gì, tại sao không thế này thế kia, yêu thì phải, người yêu thì phải… bạn mong sự đảm bảo, trách nhiệm, bạn đề phòng, sợ thiệt… thì đó chính là lúc mối quan hệ mất vui.

0

Tâm lý, Yeu

Văn học, ca khúc, các bộ phim vẫn nói về tình mẫu tử vĩ đại… nhưng không phải ai cũng khoẻ mạnh về mặt tinh thần, và thậm chí chính họ cũng không yêu nổi bản thân họ, chính họ còn chưa chữa lành những vết thương của họ. Quá nhiều yếu tố có thể tác động chứ không thể chỉ đơn giản nói người mẹ này thì vĩ đại, người mẹ kia thì không. Bạn không thể biết người mẹ đó đã trải qua điều gì, đang chiến đấu với điều gì bên trong mình. Và phần lớn những người mẹ đó có day dứt về việc không cảm thấy yêu con mình.

0

Tâm lý, Yeu

Tim – khi nó đập nhanh, hay chậm, hay nhói đau… thì mình cũng đâu có làm gì được nó. Chỉ có thể ghi nhận thôi. Nhưng tim vận hành tốt nhất vì thế, nó không cần nhận thức về nó tách biệt với toàn bộ cơ thể. Não – vì thế để nó vận hành một cách hiệu quả nhất, đấy là mình cũng ghi nhận thôi, dù nó nghĩ gì hay dựng chuyện gì thì mình cũng cứ ghi nhận, không cần quằn quại quay cuồng chống lại nó thì nó lại ổn.

0

Tâm lý

Nguồn gốc của sự thiếu tự tin có thể đến từ việc bạn thiếu sự công nhận khi còn nhỏ, thường xuyên bị so sánh, bạn có niềm tin rằng mình không có giá trị gì cả vì thế phải làm gì đó thì mới được yêu, được thừa nhận.

0

Tâm lý, Yeu

Nhiều người sợ rằng nếu mình nói với người kia rằng mình đang lo lắng, tức giận, buồn… sẽ khiến người kia cảm thấy gánh nặng. Nhưng thực tế là khi bạn không chia sẻ bạn kìm nén, mặt bạn vô thức cau có, nhăn nhó, bạn đá thúng đụng nia, năng lượng khó chịu của bạn lan toả khiến bạn chẳng thế kết nối với ai cả. Khi bạn nín nhịn 10 chuyện, rồi chuyện thứ 11 xảy ra, bạn mang cảm xúc của cả 10 chuyện trước dồn vào câu chuyện 11 khiến đối phương cảm thấy vừa vô lý, vừa bực mình.

0

Tâm lý

Nếu như thời xa xưa, chúng ta chỉ lo lắng về sinh tồn, thì trong cuộc sống hiện đại, chúng ta còn nhiều vấn đề để lo hơn thế. Dù không có hổ răng kiếm hay voi ma mút tấn công, chúng ta sợ mình không được đánh giá cao, sợ không ai yêu mình, sợ thiếu tiền, sợ mình không được bằng ai đó trên mạng xã hội… Vì vậy mà nỗi lo lắng kéo dài triền miên khiến bạn mệt mỏi, mất ngủ, dễ mắc các bệnh về tiêu hoá.

0

Tâm lý

Có một thứ mà con người ta rất sợ. Sợ sai. Nguồn gốc từ cách giáo dục của chúng ta mà SAI gắn liền với sự xấu hổ, nhục nhã, gắn liền với sự trừng phạt, bị ruồng rẫy, chối bỏ. Chỉ có ĐÚNG mới được thưởng, được yêu, được tôn vinh. Cũng vì cách giáo dục đó mà chỉ có 1 khái niệm đúng hoặc sai, không sai thì chắc chắn phải đúng. Thế nên người ta lại càng sợ sai.

0

Tâm lý, Yeu

Vì ta biết người đó sẽ luôn ở bên ta, người đó sẽ vẫn yêu và không bỏ ta, nên những bực dọc căng thẳng dồn nén khi ta xã giao với người ngoài, ta sẽ xả ra với người thân. Đó cũng chính là lý do trẻ con hay bị mắng, đánh, bị trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau… vì người bố người mẹ biết rằng dù có trút giận lên đứa trẻ thế nào, nó vẫn ở đó, yêu mình, cần mình.

0