Tâm lý
Nhiều bạn hỏi mình làm thế nào để tập trung hơn. Mình trả lời là thay vì tìm cách để tập trung hơn, hãy tìm cách để tận hưởng hơn. Đúng vậy. “Tận hưởng” chính là cách để bạn tập trung.
Nhiều bạn hỏi mình làm thế nào để tập trung hơn. Mình trả lời là thay vì tìm cách để tập trung hơn, hãy tìm cách để tận hưởng hơn. Đúng vậy. “Tận hưởng” chính là cách để bạn tập trung.
Một mối quan hệ tình cảm lành mạnh cần 2 yếu tố: ‘melting in each other’ – tạm dịch là tan chảy vào nhau, và ‘respecting each other’ – tôn trọng nhau. Thiếu 1 trong 2 yếu tố này thì đều tệ cả. Chỉ tôn trọng mà không cảm thấy tan chảy vào nhau, đấy có thể gọi là tình đồng chí, ở bên nhau mà không có lửa, đôi khi khách sáo quá, dễ đồng sàn dị mộng, dễ rung động với người khác.
Trong bài thiền Mở cửa trái tim trên App Thiền Đương Đại trên iOS & Android, mình viết một câu là: Tôi chấp nhận mọi thứ luôn biến động, luôn thay đổi. Tôi chấp nhận rằng có những việc xảy ra khiến tôi không hài lòng.” Bởi chỉ khi chấp nhận, bạn mới dám làm, dám yêu, dám tiến tới, mới dám mở lòng ra với mọi thứ.
Mình từng được nghe về một phương pháp thôi miên trẻ con bằng ngôn từ, tức là nếu hàng ngày bạn nói với trẻ rằng: con là một em bé tốt bụng, con là người anh có trách nhiệm – rất biết nhường em, con là một đứa trẻ tài giỏi, thông minh, dũng cảm… thì đứa trẻ sẽ như thế thật. Rất nhiều người đã kiểm chứng là đúng thế. Cũng có sách khẳng định thế, gọi đó là lập trình ngôn ngữ tư duy. Nhưng liệu điều này có tác dụng phụ nào không?
Thỉnh thoảng mình nghe những tâm sự từ học viên như: em đã có người yêu/có chồng rồi nhưng đang bị say nắng một anh và cảm thấy tội lỗi quá; hay em ở bên cạnh người yêu hiện tại và thỉnh thoảng vẫn nhớ người yêu cũ, cảm thấy không phải với anh í; hay em lỡ crush một anh có vợ và thấy rất đau khổ… Đừng làm mọi việc nghiêm trọng quá như vậy!
Yêu bản thân không đơn thuần là mua cho mình một thỏi son hay một cái túi đẹp, dù rất nhiều nhãn hàng đã mang câu khẩu hiệu “yêu bản thân” ra để kích thích tiêu dùng. Yêu bản thân cũng không phải là ích kỷ, chỉ biết mình và nghĩ cho mình rồi mặc kệ những người khác. Mặc thật đẹp, tập cho cơ thể thật chuẩn cũng chưa chắc xuất phát từ việc yêu bản thân nếu bạn không làm điều đó vì chính bạn.
Thường thì chẳng ai muốn mình đau khổ, buồn bã, thất vọng, hay giận dữ cả. Chúng ta đều muốn cảm giác đó mau chóng trôi qua. Liên tục có những cảm xúc tiêu cực có thể khiến cho chúng ta có cảm thấy thất bại, bất lực, thậm chí chán ghét bản thân… và chúng ta cần làm ngay điều gì đó để tống khứ đống tiêu cực đó đi.
Ngay khi bạn bắt đầu có biểu hiện chìm vào một cái hố của sự ì trệ, cảm giác chán nản sẽ xuất hiện, đó là cách đời vỗ nhẹ vai và thì thầm “này, cái này không ổn đâu”, nhưng bạn lờ đi. Đời sẽ đập mạnh hơn vào vai bạn “này, có nghe thấy không”, bạn hơi khó chịu, nhưng bạn vẫn lờ đi. Rồi đời tiếp tục kéo tay bạn, ngáng chân bạn, giật tóc bạn, tát vào mặt bạn một phát… liên tục mang đến cho bạn những lời cảnh báo để bạn bước ra khỏi tình cảnh đó. Bạn mếu máo, bạn giận dữ, bạn gào khóc… nhưng bạn không chịu thay đổi, bạn nhất quyết không làm. Thế là đời phải can thiệp với biện pháp mạnh nhất. Lúc này thì bạn mới hiểu ra những bài học mà nhẽ ra bạn phải học từ lâu.
Chúng ta thường cho rằng: người đó khiến tôi buồn phiền, việc này làm cho tôi giận dữ, sự kiện đó khiến tôi căng thẳng, hay ký ức đó khiến tôi đau khổ… Tóm lại là một điều gì đó ngoài kia đang mang lại cho tôi những cảm xúc tiêu cực. Nhưng giờ bạn hãy thử nhìn theo một góc độ khác. Nếu như nguyên nhân không phải nằm ở sự việc ngoài kia, mà là cảm xúc tiêu cực đó đã có sẵn trong bạn? Bạn cần một cái cớ để phóng chiếu cảm xúc bên trong ra, và tâm trí bạn tìm kiếm cái cớ đó.